Tuyển sinh đại học 2020

KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020

  • Ngành: Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử
  • Mã ngành: 7510301
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D07, D01
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 480
  • Phương thức tuyển sinh:

1.       Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (Học bạ): 100 chỉ tiêu

2.       Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT: 380 chỉ tiêu

3.       Xét tuyển thẳng

Chi tiết truy cập: https://epu.edu.vn/chi-tiet-tin/thong-bao-phuong-an-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2020-12796.html

 

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ GỒM BỐN CHUYÊN NGÀNH:

1.             HỆ THỐNG ĐIỆN

2.             ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

3.             TỰ ĐỘNG HOÁ HỆ THỐNG ĐIỆN

4.             LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH

 

CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN

  • Kiến thức được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Hệ thống điện sẽ được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch; Máy điện; Thiết bị điện, điện tử công suất hiện đại; An toàn điện; Tính toán, phân tích, và vận hành hệ thống điện, thị trường điện; Quản lý, vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện, lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối; Các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời; Các công nghệ lưới điện thông minh; Quản lý và lập dự toán công trình điện; Quy trình thử nghiệm thiết bị điện.

  • Kỹ năng được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Hệ thống điện sẽ có cơ hội:

o    Thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại của trường: Thực hành điện cơ bản, Thực tập quấn dây máy điện, Thực tập sửa chữa – lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp;

o    Thực tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy Nhiệt điện Phả lại, các trạm biến áp truyền tải, các công ty điện lực;

o    Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp, thiết kế hệ thống điện mặt trời, thiết kế lưới điện, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các toà nhà và khu công nghiệp, thiết kế bảo vệ rơ le, bảo vệ chống sét;

o    Tham gia các câu lạc bộ: Nghiên cứu khoa học, Văn nghệ, Thể thao, Sinh viên tình nguyện, Khởi nghiệp;

o    Rèn luyện các kỹ năng mềm như: Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật điện, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình.

  • Hỗ trợ khác

Sinh viên được hỗ trợ tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong quá trình học.

  • Vị trí công việc sau khi ra trường

o    Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, giám sát, vận hành tại các tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà máy-xí nghiệp trong lĩnh vực thiết bị điện, hệ thống điện;

o    Kỹ sư thiết kế, giám sát, lắp đặt, vận hành tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các công ty điện lực;

o    Kỹ sư điện trong các công ty sản xuất và phân phối thiết bị điện - điện tử, các thiết bị điện thông minh;

o    Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

  • Kiến thức được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng sẽ được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch; Máy điện; Thiết bị điện, điện tử công suất hiện đại, thiết bị vi xử lý trong đo lường và điều khiển; An toàn điện; Hệ thống cung cấp điện cho các toà nhà và khu công nghiệp; Kỹ thuật điện lạnh; tự động hoá và bảo vệ trạm biến áp phân phối; Các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời; Các công nghệ lưới điện thông minh; Quản lý và lập dự toán công trình điện; Quy trình thử nghiệm thiết bị điện.

  • Kỹ năng được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng sẽ có cơ hội:

o    Thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại của trường: Thực hành điện cơ bản, Thực tập quấn dây máy điện, Thực tập sửa chữa – lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp; Thực tập điện dân dụng & công nghiệp;

o    Thực tập, kiến tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất: Các công ty điện lực, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trong lĩnh vực điện;

o    Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các toà nhà và khu công nghiệp, thiết kế lưới điện trung và hạ áp, thiết kế bảo vệ rơ le, thiết kế hệ thống đo lường và điều khiển;

o    Tham gia các câu lạc bộ: Nghiên cứu khoa học, Văn nghệ, Thể thao, Sinh viên tình nguyện, Khởi nghiệp;

o    Rèn luyện các kỹ năng mềm như: Tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật điện, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình vv….

  • Hỗ trợ khác

Sinh viên được hỗ trợ tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong quá trình học.

  • Vị trí công việc sau khi ra trường

o    Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, giám sát, vận hành tại các khu công nghiệp, các nhà máy-xí nghiệp trong lĩnh vực thiết bị điện, hệ thống điện;

o    Kỹ sư thiết kế, giám sát, lắp đặt, vận hành tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy điện gió, điện mặt trời; các công ty điện lực;

o    Kỹ sư điện trong các công ty sản xuất và phân phối thiết bị điện - điện tử, các thiết bị điện thông minh;

o    Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

CHUYÊN NGÀNH TỰ ĐỘNG HOÁ HỆ THỐNG ĐIỆN

  • Kiến thức được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Tự động hoá Hệ thống điện sẽ được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch; Máy điện; Thiết bị điện, điện tử công suất hiện đại; An toàn điện; Tính toán, phân tích, và vận hành hệ thống điện; Hệ thống quản lý, vận hành, lưới truyền tải và lưới phân phối; Quản lý, vận hành lưới điện có kết nối các nguồn năng lượng tái tạo; Các công nghệ lưới điện thông minh; Tự động hoá hệ thống điện.

  • Kỹ năng được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Tự động hoá hệ thống điện sẽ có cơ hội:

o      Thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại của trường: Thực hành điện cơ bản, Thực tập quấn dây máy điện, Thực hành điều khiển máy điện;

o    Thực tập, kiến tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Các công ty điện lực, Các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trong lĩnh vực Điện - Tự động hoá;

o    Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các toà nhà và khu công nghiệp, thiết kế lưới điện trung và hạ áp, thiết kế bảo vệ rơ le và tự động hoá; Thiết kế, vận hành hệ thống SCADA cho trạm biến áp.

o    Tham gia các câu lạc bộ: Nghiên cứu khoa học, Văn nghệ, Thể thao, Sinh viên tình nguyện, Khởi nghiệp để phát triển các kỹ năng mềm;

o    Rèn luyện các kỹ năng mềm như: Tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật điện, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình vv….

  • Hỗ trợ khác

Sinh viên được hỗ trợ tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong quá trình học.

  • Vị trí công việc sau khi ra trường

o    Kỹ sư thiết kế, giám sát, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, các nhà máy-xí nghiệp trong lĩnh vực Điện-Tự động hoá;

o    Kỹ sư thiết kế, giám sát, lắp đặt, vận hành tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp điện, các nhà máy điện gió, điện mặt trời; các công ty điện lực;

o    Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu vv…

CHUYÊN NGÀNH LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH

  • Kiến thức được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Lưới điện thông minh sẽ được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch; Tính toán, phân tích, và vận hành hệ thống điện; Chất lượng điện năng; Tích hợp các nguồn điện gió, điện mặt trời vào lưới điện; Quản lý và vận hành lưới điện có kết nối các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời; Các công nghệ lưới điện thông minh cho năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.

  • Kỹ năng được trang bị trong quá trình học

Sinh viên theo học chuyên ngành Lưới điện thông minh sẽ có cơ hội:

o    Thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại của trường: Thực hành điện cơ bản, Thực tập quấn dây máy điện, Thực tập sửa chữa – lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp, thực hành mô phỏng hệ thống pin mặt trời, tuabin gió nối lưới;

o    Thiết kế lưới điện thông minh, thiết kế hệ thống bảo vệ bảo vệ rơ le và tự động hoá sử dụng các thiết bị điện thông minh, Thiết kế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, Thiết kế hệ, vận hành hệ thống điện mặt trời hệ thống điện gió nối lưới điện.

o      Thực tập, kiến tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất: Các công ty điện lực, Các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, năng lượng tái tạo;

o    Tham gia các câu lạc bộ: Nghiên cứu khoa học, Văn nghệ, Thể thao, Sinh viên tình nguyện, Khởi nghiệp;

o    Rèn luyện các kỹ năng mềm như: Tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật điện, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình.

  • Hỗ trợ khác

Sinh viên được hỗ trợ tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong quá trình học.

  • Vị trí công việc sau khi ra trường

o    Kỹ sư thiết kế, giám sát, lắp đặt, vận hành tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp điện, các nhà máy điện gió, điện mặt trời,

o    Kỹ sư tại các công ty điện lực, chuyên viên Cục điều tiết điện lực;

o    Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

-----------------------------------------------------------------------------------

Website: http://ee.epu.edu.vn/

Fanpage: Khoa Kỹ thuật điện, Đại học Điện lực

 

Bạn cần hỗ trợ?